Khuê Văn Các - Kiến trúc tiêu biểu của Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Theo Wikipedia :
Quốc tử giám đầu tiên được lập vào năm 1076 tại kinh thành Thăng Long vào thời vua Lý Nhân Tông. Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các hoàng tộc, quý tộc và quan lại. Từ năm 1253, vua Trần Thái Tông cho mở rộng Quốc Tử giám và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học xuất sắc. Đến đời nhà Nguyễn, quốc tử giám được lập tại Huế. Đứng đầu Quốc tử giám là các chức quan: Tế tửu (tương đương Hiệu trưởng Đại học), Tư nghiệp (tương đương với Hiệu phó)
Tôi sẽ không tả thêm về Văn Miếu, vì các sách sử đều có nhắc, chỉ cần gõ vào Google, bạn sẽ có biết bao là thông tin cần thiết.
...Bố dặn chúng tôi trước khi ra Hà Nội là phải đi thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám. Bố nói đây được xem như trường Đại Học đầu tiên của nước ta...
Một buổi chiều, chúng tôi năn nỉ bác Bé cho đi chơi Văn Miếu. Bác bảo Văn miếu bây giờ chẳng ai đến, chỉ có mấy đứa chăn trâu nó dắt trâu vào mà thôi. Bác sợ không an toàn cho chúng tôi vì thuở ấy Văn miếu còn hoang sơ lắm, chưa được trùng tu, tôn tạo thành di sản văn hoá. Tuy vậy, bác vẫn cho chị Loan đi với chúng tôi sau khi chúng tôi năn nỉ hết lời
Theo Wikipedia :
Quốc tử giám đầu tiên được lập vào năm 1076 tại kinh thành Thăng Long vào thời vua Lý Nhân Tông. Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các hoàng tộc, quý tộc và quan lại. Từ năm 1253, vua Trần Thái Tông cho mở rộng Quốc Tử giám và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học xuất sắc. Đến đời nhà Nguyễn, quốc tử giám được lập tại Huế. Đứng đầu Quốc tử giám là các chức quan: Tế tửu (tương đương Hiệu trưởng Đại học), Tư nghiệp (tương đương với Hiệu phó)
Tôi sẽ không tả thêm về Văn Miếu, vì các sách sử đều có nhắc, chỉ cần gõ vào Google, bạn sẽ có biết bao là thông tin cần thiết.
...Bố dặn chúng tôi trước khi ra Hà Nội là phải đi thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám. Bố nói đây được xem như trường Đại Học đầu tiên của nước ta...
Một buổi chiều, chúng tôi năn nỉ bác Bé cho đi chơi Văn Miếu. Bác bảo Văn miếu bây giờ chẳng ai đến, chỉ có mấy đứa chăn trâu nó dắt trâu vào mà thôi. Bác sợ không an toàn cho chúng tôi vì thuở ấy Văn miếu còn hoang sơ lắm, chưa được trùng tu, tôn tạo thành di sản văn hoá. Tuy vậy, bác vẫn cho chị Loan đi với chúng tôi sau khi chúng tôi năn nỉ hết lời
Khuê Văn Các, nhìn từ bên trong hồ Thiên Quang ra
Văn Miếu đã không làm tôi thất vọng. Càng vắng vẻ, càng không co khách tham quan, bạn càng có cảm giác đứng giữa lòng sông núi nghe hồn đất nước. Tiếc là hôm ấy, trời tối quá, nên hình chụp hư gần hết, tôi chỉ còn tấm hình chụp với Út Hạnh ngồi trên bờ hồ Thiên Quang, đúng góc độ với bức ảnh màu sắc nét bên dưới
Hà Nội quả là vùng đất thiêng, ở đây, bạn luôn cảm thấy niềm tự hào dân tộc khi đi qua từng khu phố, từng con đường. Nếu bạn có dịp nghe những ông già, bà lão nói về Hà Nội, bạn sẽ thấy Hà Nội đẹp lắm, dù quanh bạn chỉ là những hoang tàn, đổ nát....
Đã 20 năm rồi, tôi hằng ao ước thăm lại Hà Nội thêm lần nữa, Hà Nội bây giờ có thể đẹp hơn xưa, hiện đại hơn xưa rất nhiều. Nhưng tôi chỉ mong Hà Nội vẫn là Hà Nội của tôi trong tâm tưởng, ký ức ngày nào...
No comments:
Post a Comment