Nét vẽ của Bé Ký đơn sơ và mộc mạc nhưng chứa đựng cả một tâm hồn lớn. Đề tài của bà rất đời thường và giản dị, gồm những cảnh sinh hoạt nơi miền quê thôn dã hay sinh hoạt gia đình. Chủ đề tình cảm gia đình như mẹ con hay bà cháu rất hay được bà khai thác, có lẽ do thiếu tình yêu thương của người mẹ từ khi còn nhỏ cho nên tất cả tình cảm đã được bà dồn nén thể hiện lên các bức tranh. Mỗi bức tranh đều chứa những cảm xúc và sắc thái riêng, có thể gợi nên kỷ niệm của cả một đời người. Những bức tranh mực tàu thể hiện được rõ cá tính riêng của bà. Chỉ vài nét phóng bút với bố cục đơn giản và gọn gàng vẫn gợi ra được nhiều hình ảnh với người xem. Tranh bà có những nét vẽ của tranh dân gian nên gợi cho người xem một sự hoài cổ, sâu lắng,
Tôi biết tranh bé Ký từ nhỏ, vì những tranh này nằm trong cuốn sách học của tôi. Tôi vẫn thường kẻ ô trên các tranh vẽ này, và dùng giấy tập để vẽ lại....Vẽ lại không khó, vì chỉ toàn đường với nét, nhưng để tạo ra tác phẩm thì quả là không đơn giản chút nào
Bố cũng thích tranh bé Ký như tôi. Bố thường hay vẽ các bức tranh bằng những đường nét, kiểu hí hoạ của bé Ký .Thuở ấy, tôi đâu làm sao cảm nhận được cái hay, cái đẹp của các bức tranh bé Ký hay biếm hoạ của Choé. Bố đã giảng giải, chỉ cho tôi cách đọc, phân tích ý nghĩa của bức tranh qua các chi tiết thể hiện
Bố chính là người thày đầu tiên dạy tôi nhiều mặt văn, thể, mỹ...
Khoảng thời gian bố trổ tài nhiều nhất là lúc chúng tôi học trường Trần Quý Cáp và năm chị N học lớp 6 trường SNA. Đó là những năm 1969 - 1973...
Bố vẽ không đẹp, nhưng bố có cách làm việc tuyệt vời, biến không thành có. Nếu cần bố vẽ tranh lập thể hoặc trang trí bằng các hình tròn, chữ nhật, đường thẳng, xen lẫn nhau, thì chỉ cần đáy lon sữa bò, hay một góc cạnh của món đồ chơi cũ...bố đặt lên giấy vẽ, dùng viết chì, gạch, kẻ rồi phối các màu sắc lên là xong. Nhưng không phải xong là xong chuyện, mà đó thực sự là một tác phẩm, bạn à Một công việc đối với người này nhiều khi vất vả, nhưng đối với bố cứ nhẹ nhàng như không có gì
Co lần, chúng tôi phải làm lồng đèn Trung Thu. Các bạn tôi nào là mua giấy bóng kiếng, tre, hi hà hì hục làm đèn ngôi sao, cá chép...còn lồng đèn của tôi, bố đã giúp tôi thực hiện rất nhanh gọn. Bố sử dụng những tờ giấy khổ A4, đủ màu : xanh, hồng, vàng...Bố dùng viết lông vẽ lên những bức tranh đồng quê, sông, núi, mặt trời...bằng những nét đơn sơ giống tranh bé Ký....Sau đó, tôi chỉ việc xếp lại thành đèn xếp, đèn kéo quân hay đèn quả trám. Và dĩ nhiên, tôi đã có những chiếc lồng đèn đặc sắc nhất lớp
Có lần,chị N phải làm khẩu hiệu mừng Xuân. Đó là 2 câu đối. Tôi còn nhớ, bố đi tìm cái dĩa to, úp lên giấy thủ công, từ đó, bố kẻ những nét chữ theo đường tròn ấy...Nhờ vậy, khẩu hiệu đã thực hiện rất nhanh, dễ dàng và đẹp nữa.
Năm tôi học lớp 12, lớp tôi bắt buộc tham dự cuộc thi viết bài nhân kỷ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS HCM,...Nhưng vì bận học thi Đại Học, nên gần hết thời hạn nộp bài rồi, mà chẳng có ai viết cả. Vừa là Ban cán sự lớp, vừa giỏi Văn, tôi bị thày Nhiều chỉ định viết bài đại diện cho lớp. Gấp quá, tôi về nhà hỏi bố. Bố cầm tờ báo đăng tin Hoàng Thị Hồng Chiêm, vừa ôm bom liều mình lao vào quân giặc, và hy sinh trong chiến tranh biên giới phía Bắc với Trung Quốc năm 1979. Bố nói tôi lấy đề tài là "Những tiếng bom" và hãy viết vê tiếng bom Sa Điện của Phạm Hồng Thái, tiếng bom Ngô Mây trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, tiếng bom Nguyễn Văn Trỗi trong kháng chiến chống Mỹ, và Hoàng Thị Hồng Chiêm của thời nay...
Sau đó, cùng với bài "Đi trên đường CáchMạng Tháng 8, một vài suy nghĩ", bài "Những tiếng bom" của tôi dã được Quận Đoàn Quận 10 chọn làm bài dự thi trên thành phồ.
Bố luôn rèn luyện cho chúng tôi cách khai thác tối đa một đề tài nào đó. Hôm đó, bố giao cho tôi viết thư cho 5 người : bác Bé, bác Thụ, bác Kỳ (Hà Nội), bác Khải (Pháp), cô Thịnh (Hoà Lan). Bố nói tuy là thư hỏi thăm, nhưng tình cảm của tôi đối với các cô, các bác rất khác nhau, hoàn cảnh sống cũng khác nhau, nên viết phải khác nhau, không được trùng ý, trùng lời...
Nhờ sự nghiêm khắc của bố, nên sau này, tôi có thể viết rất nhiều bài cho cùng một thể loại, đề tài. Năm tôi học Võ văn Tần, chúng tôi phải làm báo tường kỷ niệm ngày sinh Hồ Chủ Tịch. Các bài viết yêu cầu viết bằng tiếng Nga. tôi nhận một lượng bài của các bạn,với nội dung nghèo nàn, lỗi văn phạm sai nhiều, đăng bài cũng khó, mà bỏ đi, thì tôi buộc phải viết lại tất cả cho các bạn rồi để tên mọi người vào. Nhờ các kỹ năng bố rèn luyện từ nhỏ, tôi cùng với sự phụ hoạ thêm của 2 bạn trai khác đã thực hiện tờ báo trong 3 đêm liền, từ việc trang trí, đến khâu sửa bài, và viết thêm bài mới. Tờ báo chỉ đem lại giải 3 cholớp, nhưng đối với tôi, đó là một thành công...
...Đồng Phú..Ngày tháng tù đày, xa nhà, thật buồn làm sao...Đi lao động về, các bạn nghêu ngao đàn hát...Tôi chép các bài hát vào cuốn sổ, tự trang trí bằng viết Bic xanh, bằng tất cả những gì được bố truyền đạt, rèn luyện. Cuốn nhạc của tôi đã được các bạn truyền tay nhau xem, có cả mấy chàng cán bộ vẫn thường hay ghé vào các sam vượt biên chơi
Tết năm đó, Ban Quản giáo trại muốn làm vài khẩu hiệu mừng Xuân, làm một cây mai giả, và báo tường đón Xuân. Anh Lộc nhớ đến cuốnnhạc của tôi, nhân cơ hội này, gọi tôi lên Tổng Hợp làm việc. Khẩuhiệu, báo tường thì là sở trường của tôi rồi, còn vụ hoa mai giả nữa, mới là khó. Ở giữa miền rừng rú này, kiếm dâu ra vải hay giấy làm hoa ? Nhưng "cái khó ló cái khôn", tôi dùng giấy vệ sinh Kiss me, mài nghệ ra để làm màu hoa, dùng thuốc đỏ nhuộm nhuỵ hoa, kiếm thêm một cành khô dáng hay hay một chút, rồi gắn hoa lên, tạo dáng, gắn lá ...Thế là xong
Bao nhiêu năm qua rồi, tôi càng ngày càng trưởng thành hơn...Tôi có thể làm những cuốn "Một cuộc đời", "Về nguồn", "Quê ngoại"...hay làm các CD cho GPE, kỷ yếu GPE, cũng như những cuốn lưu niệm làm qua tặng đám cưới cho Bình...tất cả đều có công dạy dỗ, hường dẫn của bố từ nhỏ
20/11, ngày Nhà Giáo VN, tôi không chỉ nhớ thày cô, mà còn nhớ bố thật nhiều...Vì bố cũng chính là thày của tôi, người thày dạy dỗ tôi bằng suốt cuộc đời của mình
Mối hận của vua Gia Long với nhà Tây Sơn: Tấn bi kịch lịch sử
-
*Vua Gia Long vốn không phải là con người hiếu sát. Ngay cả việc đối với
họ Trịnh, hai bên đánh nhau ròng rã 45 năm trời, vậy mà khi đã lấy được
nước (180...
10 years ago